Cái tên Grigori Perelman đã trở nên lừng lẫy trong lịch sử toán học thế giới, trong đó có cột mốc quan trọng: ông được chọn trao huy chương toán học cao quý Fields năm 2006. Nhưng Perelman chẳng tỏ vẻ quan tâm, thậm chí chẳng màng đi nhận giải!
Công trình vĩ đại
Đối với các nhà toán học danh tiếng, việc nhận được một thư mời để tham dự Đại hội các nhà toán học quốc tế đã là một vinh dự lớn lao. Nhưng vinh dự lớn nhất thì phải thuộc về bốn cái tên được xướng lên ở mỗi kỳ đại hội để nhận giải thưởng Fields danh giá. Thế nhưng, tại kỳ đại hội diễn ra vào năm 2006 tại Madrid (Tây Ban Nha), một nhà toán học lỗi lạc đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên, bởi ông không hề mảy may quan tâm đến sự kiện quan trọng bậc nhất của dân trong ngành này, thậm chí chẳng buồn xuất hiện, dù ông là người được chọn trao huy chương Fields. Đó chỉ có thể là Grigori Perelman - nhà toán học kỳ lạ của thế kỷ 21.
Giả thuyết Poincare:
Nếu một đa tạp ba chiều compact không có biên là đơn liên, thì nó đồng phôi với mặt cầu ba chiều.
Năm 2003 có một sự kiện làm rúng động giới toán học quốc tế. “Có ai đó” đã chứng minh được giả thuyết Poincare - một trong những thách đố hóc búa suốt thiên niên kỷ - bằng cách… tung lên mạng internet. Giả thuyết Poincare được Henri Poincare (người Pháp) đưa ra từ năm 1904, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu vũ trụ nhưng cho đến thời điểm kể trên, vẫn chưa có ai chứng minh được. Cảm nhận đầu tiên của giới hàn lâm là "chắc đây là đồ dỏm", bởi bất kỳ một nhà khoa học có tên tuổi nào cũng luôn chọn những tạp chí chuyên ngành, càng danh tiếng càng tốt để công bố công trình khoa học của mình. Tất nhiên, đó phải là công trình có ý nghĩa một chút thì mới được lên báo. Chẳng lẽ người giải được thách đố thiên niên kỷ lại chẳng thuyết phục nổi một tạp chí nào chịu đăng công trình của mình ư? Nhưng nếu đó là Perelman thì lại là chuyện khác. Nếu một đa tạp ba chiều compact không có biên là đơn liên, thì nó đồng phôi với mặt cầu ba chiều.
Trong một thời gian dài không ai dám đứng ra đoan chắc rằng công trình này là đúng, tuy rằng không có lỗi nghiêm trọng nào được phát hiện. Đến hè năm nay 2006 thì ba nhóm độc lập với nhau đã công bố kết quả công việc kiểm tra công phu của mình và sự đồng thuận đã được hình thành trong các chuyên gia là Perelman đã chứng minh Giả thuyết Poincaré, chấm dứt sự tồn tại của nó sau gần 1 thế kỷ.
Từ chối những giải thưởng
Perelman là một thiên tài toán học bộc lộ từ nhỏ. Sau khi lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Saint Petersburg (Nga), ông lập tức nhận được nhiều lời mời giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Nhưng ông nhanh chóng rời bỏ các trường đại học này, quay về Nga để làm việc tại Viện toán Steklov. Rồi trong một ngày đẹp trời, Perelman bất ngờ tung lên mạng lời giải cho giả thuyết Poincare, chẳng màng đưa ra những giải thích kỹ lưỡng trong bài giải của mình, khiến cho giới hàn lâm mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu trước khi tuyên bố Perelman chính là người đã đập vỡ “thách đố thiên niên kỷ’.
Perelman đã khiến nhiều người bị sốc khi không buồn nhận huy chương Fields danh giá. Nhưng một số ít người biết rõ về ông thì chắc chắn chẳng sốc tí nào. Trước đó, vào năm 1994, Perelman từng không thèm nhận giải thưởng của Hội Toán học châu âu. Lý do: Ban giám khảo không đủ trình độ để đánh giá mà trao giải thưởng cho ông!
Nhưng cú từ chối gây xôn xao dư luận nhiều nhất mang đơn giá đến 1 triệu USD do Viện toán học Clay (Mỹ) trao. Về mặt uy tín quốc tế, chắn chắn huy chương Fields xếp trên giải thưởng của Viện Toán học Clay, nhưng về mặt vật chất thì khác hẳn. Trong khi huy chương Fields mang đến cho người được trao giải 15.000 dollar Canada (14.500 USD), thì giải thưởng của Clay trị giá đến 1 triệu USD. Hãng thông tấn AP từng đưa tin, người đại diện của Viện toán học Clay là James Carlson đã tìm mọi cách liên lạc với thiên tài toán học, hy vọng lần này sẽ có sự thay đổi. Nhưng vẫn như thường lệ, Perelman dửng dưng lắc đầu!
Một người hàng xóm cho biết trong nhà Perelman chẳng có gì, ngoài cái bàn thô sơ và tấm nệm bẩn thỉu, cũ kỹ do chủ trước của căn hộ, một gã nghiện rượu để lại. Một người khác thì tiết lộ nhà của thiên tài toán học chính là nơi ẩn náu an toàn cho… gián. Bà này cho biết khu chung cư nơi Perelman sống không thể diệt nổi gián vì lý do này.
Trong một lần hiếm hoi hé cửa nói chuyện với báo giới, Perelman bảo rằng ông đã có tất cả những thứ ông cần và không muốn làm con thú trong thảo cầm viên cho thiên hạ nhìn!
Căn hộ nhung nhúc gián
Đến đây, người ta dễ lầm tưởng rằng thiên tài toán học đã quá giàu có, đến độ không coi 1 triệu USD ra gì. Nhưng Perelman đã thất nghiệp từ mấy năm nay, bỏ ngoài tai tất cả những lời mời chào nghiên cứu, giảng dạy với mức lương “khủng”. Người đàn ông chưa vợ này cũng hiếm khi ra ngoài, không trả lời báo giới, sống thu mình trong một căn hộ bé xíu, cũ kỹ ở Saint Petersburg cùng với mẹ già.Một người hàng xóm cho biết trong nhà Perelman chẳng có gì, ngoài cái bàn thô sơ và tấm nệm bẩn thỉu, cũ kỹ do chủ trước của căn hộ, một gã nghiện rượu để lại. Một người khác thì tiết lộ nhà của thiên tài toán học chính là nơi ẩn náu an toàn cho… gián. Bà này cho biết khu chung cư nơi Perelman sống không thể diệt nổi gián vì lý do này.
Trong một lần hiếm hoi hé cửa nói chuyện với báo giới, Perelman bảo rằng ông đã có tất cả những thứ ông cần và không muốn làm con thú trong thảo cầm viên cho thiên hạ nhìn!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét