10 kỹ năng giải toán vectơ

Hình học, trong đó có toán vec-tơ luôn là môn học khó đối với học sinh. Nắm được kiến thức cơ bản đã là một vấn đề khó, vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt để giải toán còn là một việc khó khăn hơn nhiều.
Theo chia sẻ của thầy Vũ Quý Phương - Giáo viên Trường THPT Bỉm Sơn (Thanh Hóa), một trong những nguyên nhân khiến học sinh không giải được các bài toán về vec-tơ là không hiểu rõ khái niệm vec-tơ, không biết cách xác định một vec-tơ, không hiểu rõ hai vec-tơ bằng nhau, nhầm lần vec-tơ bằng nhau với đoạn thẳng bằng nhau ...

Vì vậy, điều đầu tiên là cần làm cho học sinh nắm vững hơn khái niệm vec-tơ cùng hướng, vec-tơ bằng nhau.

Để giải quyết được điều này, thầy Vũ Quý Phương đã cho học sinh làm lại và phân tích kỹ lời giải của học sinh qua hoạt động số 2 (§1, chương I, SGK Hình học 10 nâng cao).

Ngoài ra, thầy Vũ Quý Phương cũng đã đưa ra các tình huống sau để giúp học sinh rèn luyện và hiểu rõ hơn các khái niệm về vec-tơ:

Điểm O trùng với điểm M thì A là điểm nào? 

Điểm O trùng với điểm N thì A là điểm nào? (A đối xứng với M qua N hay N là trung điểm của MA)
Xác định vị trí điểm O để điểm A trùng với điểm M? (O đối xứng với N qua M hay M là trung điểm của ON)

Làm cho học sinh nắm vững hơn khái niệm tổng, hiệu hai vec-tơ

Việc xác định tổng, hiệu của các vec-tơ đối với nhiều học sinh cũng là một vấn đề khó khăn.
Qua giảng dạy về vec-tơ, thầy Phương nhận thấy học sinh hầu như vẫn không phân biệt rõ dựng tổng của các vec-tơ với tổng hai cạnh của một tam giác.

Để giúp học sinh nắm vững hơn khái niệm tổng hai vec-tơ và một số tiếp xúc của chúng, đặc biệt là quy tắc ba điểm và cách dựng vec-tơ tổng của hai vec-tơ, thầy Phương cho học sinh làm lại nội dung của hoạt động 4 (§2, chương I, SGK Hình học 10 nâng cao).

Sau khi học sinh đã nắm được các khái niệm về vec-tơ một cách tương đối chắc chắn, tiến hành cho học sinh rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vec-tơ vào giải toán thông qua một số ví dụ, bài toán cụ thể. 

Với mỗi ví dụ, bài toán, luôn cố gắng hướng dẫn học sinh tìm nhiều cách giải khác nhau, qua đó vận dụng được nhiều kiến thức cơ bản và hiểu rõ thêm về bản chất của loại kiến thức mình áp dụng.

Tuy nhiên, thầy Phương lưu ý, những ý kiến này chưa hẳn đã là phù hợp với tất cả mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là các học sinh khá giỏi. 

Việc áp dụng nội dung sán kiến này vào giảng dạy cần được bố trí hợp lý về mặt thời gian.
Nếu trường nào không bố trí giờ học tự chọn thì khá khó khăn về mặt thời gian để có thể áp dụng được. 

Hơn nữa, rất cần đến sự kiên trì của giáo viên vì đối tượng học sinh áp dụng trong sáng kiến này là những học sinh có tố chất, tư duy toán học chưa thật tốt, ngại học toán, đặc biệt là hình học.

Xem cụ thể những hướng dẫn học sinh giải các bài toán về vec-tơ của thầy Vũ Quý Phương



Share on Google Plus

Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu

Email: dichvuspss@hotronghiencuu.com / phantichso247@gmail.com
Phone 24/7: 086 978 6862 (Mr Hùng)
Từ khóa: dịch vụ spss | phân tích spss | hỗ trợ spss | dịch vụ dữ liệu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét